CHỐN TỔ VĨNH NGHIÊM VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ

11 1

Chùa Vĩnh Nghiêm – tên gọi một đại danh lam cổ tự, từng là Thiền viện Trung tâm đào tạo tăng đồ Thiền phái Trúc Lâm ở nhiều giai đoạn gắn với sự hưng thịnh của Thiến phái trong lịch sử. Chùa được gian quen gọi là chùa La, hay Đức La vì toàn bộ công trình kiến trúc tọa lạc trên một gò dối nhỏ của xã Ông La (thời Nguyễn đổi thành xã Đức La), huyện Phượng Nhãn xưa, nay thuộc thôn Quốc Khánh, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, Qua các nguồn sử liệu, được biết chua Vinh Nghiệm được mở mang xây dựng từ thời Trần (thế kỷ 13-14) trên nền móng của một ngôi chùa nhỏ có từ thời Lý. Trải gần một nghìn năm với nhiều lần trùng tu, tôn tạo công trình kiến trúc hiện nay cơ bản còn lại là sản phẩm của hai triều đại Lê – Nguyễn (thế kỷ 18- đầu thế kỷ 20 )

Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị tổ tái sáng lập Thiền phái Trúc Lâm thời Trần từng trụ trì, giảng đạo ở chùa Vĩnh Nghiêm và trao truyền ý tưởng cho đệ tử là Pháp Loa Đồng Kiên Cương và Huyền Quang Lý Đạo Tái mở mạng chùa Vĩnh Nghiêm thành một “đại danh lam có tự”, trung tâm Phật giáo dưới thời Trần, trường thuyết pháp, bôi dưỡng, kiết hạ tăng đồ trung tâm san khắc, ấn tống kinh sách nhà Phật của Phật phái Trúc Lâm Yên Tử từ những năm đầu TK 14…

Ngoài công trình kiến trúc, chùa Vĩnh Nghiêm còn được xem như một bảo tàng văn hóa Phật giáo Đại thừa khá tiêu biểu ở miền Bắc Việt Nam. Di vật cổ kính ở chùa Vĩnh Nghiêm rất phong phú, đa dạng, mỗi nhóm hiện vật đều xứng đáng xếp thành một bộ sưu tập khá hoàn chỉnh, đó là: Sưu tập tượng thờ, có hơn một trăm pho được bài trí ở tòa Tam bảo, Tổ đệ nhất, Tổ đệ nhị, Khách đường. Bộ tượng ở đây cũng có mấy nhóm như: Tượng Phật, tượng Tổ ( Tổ Tây, Tổ phái, Tổ chùa), tượng Hậu, tượng Thánh…được bài trí theo mô hình chuẩn mực lý tưởng, thời Lê – Nguyễn, Hệ thống văn bia thời Mạc – Lê Trung hưng- Nguyễn; Hệ thống hoành phi- câu đối, đồ thờ, kho kinh sách nhà Phật, kho ván in kinh sách… tất cả có tới vài nghìn đơn vị hiện vật quý giá. Một trong những di sản văn hoá đặc biệt quý giá ở chùa Vĩnh Nghiêm mà hiếm nơi nào trên đất nước ta còn lưu giữ được là kho ván khắc in, thực chất đó là những trang sách bằng gỗ mà người xưa trang trọng gọi là mộc thư khổ hay mộc bản thư khổ.

Chùa Vĩnh Nghiêm đã được công nhận là Di tích quốc gia năm 1964, Quốc gia đặc biệt năm 2016. Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được ghi danh là Lễ hội cấp Quốc gia năm 2016. Thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân cũng từng liệt hạng, cấp bằng cho di tích này.

Yên Dũng, là miền đất cổ đã có tên trên bản đồ từ thời kỳ đầu của kỷ nguyên Đại Việt độc lập. Thư tịch, văn khắc cổ nhà nước cho biết, dưới thời Lý – Trần (Tk XI – XIV), phần đất huyện Yên Dũng ngày nay thuộc về Châu Lạng, Lạng Nguyên ( thời Lý), lộ Bắc Giang (thời Trần). Sang TK XV, triều đình nhà Lê Sơ đã sáp nhập hai huyện bên hữu ngạn sông Thương thuộc phủ Lạng Giang là Cổ Dũng và Yên Ninh thành huyện Yên Dũng. tên gọi Yên Dũng xuất hiện đến nay đã được gần 6 thế kỷ. Đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) một số xã thuộc tổng  Trí Yên, Xuân Đám, Dĩnh Kế bên tả ngạn sông Thương thuộc huyện Phượng Sơn/Phượng Nhã xưa được sáp nhập vào huyện Yên Dũng. Từ đây, Yên Dũng trở thành miền đất “Ba Sông”, nơi sơn xuyên giao hòa, tích hợp chung đúc linh khí đất trời của miền Đông thổ nước Việt. Sông Thương, sông Lục, sông Cầu được người đời ca ngợi ca là ba đẹp nhất đất Việt.

Ba dòng sông thiêng cùng dải Phượng Hoàng đã trở thành hai biểu tượng rất thân thương với miền quê Yên Dũng. Ba dòng sông giao hoà như vệt chân chim ấn tạc trên miền thượng xứ Bắc đã tạo nên miền đất phì nhiêu, màu mỡ thích hợp cho việc cấy trồng và đánh bắt thuỷ sản. Chính vì thế, nơi đây từ khi xuất hiện văn minh đồ đồng, đồ sắt đã có dấu tích cư trú người Việt cổ. Trải bồn nghìn năm tồn sinh cùng lịch sử dân tộc, con người nơi đây đã sáng tạo và để lại kho tàng di sản văn hoá hữu hình và vô hình rất phong phú, đặc sắc ẩn chứa những biểu trưng giàu giá trị nhân văn của miền quê văn hiến.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin cùng chuyên mục

Tin mới