CÁC SỰ TỔ KẾ TRUYỀN QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ ĐƯỢC THỜ Ở CHÙA VĨNH NGHIÊM

4

THIÊN SƯ LINH KHÔNG

Tên húy là Vũ Văn Thông, hiệu là Huệ Hải. Tổ tu hành và trụ trì Chốn tổ Vĩnh Nghiêm những năm cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17. Tổ được thăng chức Ty tăng thông tăng lục, là người hưng công trùng tu tòa Thượng điện, thiêu hương và các Hành lang cùng Tiền đường, Hậu đường chốn tổ Vĩnh Nghiêm.

THIÊN SƯ TÍNH THÀNH

Không rõ tên húy, năm sinh năm mất và sự nghiệp tu hành. Tổ trụ trì chốn tổ Vĩnh Nghiêm những năm đầu thế kỷ 18. Năm Mậu tuất 1718, tổ hưng công các môn đổ và Phật tử xây dựng gác chuông và đúc một quả chuông đồng

TÌ KHIÊU NI VŨ THỊ LƯƠNG

Không rõ tên húy, năm sinh năm mất và nghiệp tu hành. Có lẽ tổ là người kế truyền tổ Tính Thành vào những năm giữa thế 18. Văn bia chốn tổ Vĩnh Nghiêm khắc ghi vào làm Cảnh hưng thứ 10 (1749), sau Cơn tao loạn, tổ đã trùng tu gác chuông, làm mới hai bên hành lang phía sau và đúc một quả chuông lớn.

TÌ KHIÊU THÍCH HẢI HẢI

Tổ trụ trì chốn tố từ năm Minh Mệnh thứ 10 (1830). Tố có công tập hợp ba thôn, mộ các thiện tín đúc được một quả chuông lớn, lại trùng tu gác chuông, tân tạo trai đường 11 gian.

NHÀ SƯ TỊNH PHƯƠNG

 Pháp hiệu Tầm Viễn, người huyện La Sơn, phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Sinh năm Kỷ mão (1819), trụ trì chốn tổ từ năm Tự Đức thứ 2(1849). Tổ có công mở rộng đạo pháp dạy môn đồ, tân tạo ba tòa: Côn lư xá na – Di đà tiếp dẫn – Phật Thế tôn thuyết pháp; ba tòa văn Phù- Phổ Hiền – Địa Tạng bồ tát; hai tòa A nan Ca diếp; Thích văn, một tòa Phạn Vương thiện, hai tòa Khải giáo – Chân Tế. Sự quy tịch năm Thành Thái nguyên niên (1889).

THÍCH THANH QUÝNH

Tổ sinh năm Canh tuất người xa Cự Lâm, xã Thư Trì, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Tổ kế truyền trụ trì chốn tổ khi sư Thanh Tuyên từ biệt đi nơi khác. Tổ có công sắm đối 8 cây gỗ lim cứng, bốn mươi tảng đá kê cột, trang hoàng thập điện, đắp tô tạo tượng, thay sà ngang, dui mẻ Trai đường… Sau khi tổ quy tịch (1907), nhân dân đã thỉnh tổ Thanh Hanh về trụ trì.

THÍCH THANH TUYÊN

Tổ trụ trì chốn tố được vài năm, do ít tuổi không đủ kinh nghiệm gánh vác trọng trách nên có lời với dân và từ biệt chốn tổ tu hành nơi khác.

THIỀN GIA PHÁP CHỦ HÒA THƯỢNG THÍCH THANH HANH

 Thiền gia Pháp chủ Thích Thanh Hanh (1840-1936). Năm 60 tuổi, Ngài được giao trụ trì chùa Vĩnh  Nghiêm Năm 1935, khi dã ngoài 90 tuổi, ngài đứng ra thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và được vinh phong ngôi Thiền gia Pháp chủ (đứng đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Từ năm 1932 -1935 Hòa thượng Thích Thanh Hanh tổ chức san khắc mộc bản và ấn hành rộng rãi nhiều kinh sách trong đó có sách Thiền tông bản hạnh (1932) và Đại thừa chi quán (1935).

HÒA THƯỢNG THÍCH TÂM DUYỆT

Hoà thượng sinh ra trong gia đình sùng tín đạo phật ở huyện yên mô, tỉnh Ninh Bình, năm 12 tuổi (1901) xuất gia làm đệ tử sư cụ Văn Hán chùa Văn Than ( Bắc Ninh). Năm 1958, Hoà thượng được bầu vào Ban trị sự Trung ương giáo hội Phật Giáo Việt Nam.

Tại chùa Vĩnh Nghiêm, tổ đã trồng được vườn cây với hàng nghìn cây ăn quả gồm Nhãn, Vải, Mít… quanh năm xanh tốt làm đẹp thêm cảnh quan chốn tổ. Đặc biệt, tổ là người có công đầu cùng nhân dân địa phương giữ gìn khối di sản Mộc Bản và nhiều hiện vật, tài liệu Hán Nôm cổ do các tổ chùa để lại. Tháng 5 năm 2012, di sản  Mộc Bản chốn tổ Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Ngoài các tổ được trình bày ở phần trên, ở tòa Tổ đệ nhị chốn tổ còn có tượng thờ/bài vị thờ tổ là Hòa thượng Trần Như và tổ Thích Thanh Kim 

HÒA THƯỢNG TRẦN NHƯ

Tổ họ Trần pháp hiệu Mahatỳkhiêu bồ tát giới Thanh Như, thế hệ thứ hai ở chốn tổ Vĩnh Nghiêm, có tượng ở toà Tổ đệ nhị, còn gọi là tượng cụ Bạch Mi. Hiện chưa rõ quê hương bản quán, thời gian tại hạ. Ngoài chốn tổ Vĩnh Nghiêm, tổ còn có công mở mang xây dựng các chùa khác như: Chùa Văn Giang, chùa Bình Đãng ( xã Tân Tiến, huyện Yên Dũng), chùa Đồng Nghiêm ( xã Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang)… Tổ có vị trí rất trang trọng trong nhà tổ đệ nhị của chốn tổ Vĩnh Nghiêm.

KIM GIA LÃNG

Kim Gia Lãng còn gọi là sư ông Thích Thanh Kim, không rõ hành trạng của tổ nhưng có tượng thờ ở vị trí thứ ba nhà tổ đệ nhị. Có thấy truyền lại rằng tổ Thích Thanh Kim là tổ kế truyền tổ Thích Thanh Hanh và là người nuôi dưỡng tổ Thích Tâm Duyệt.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin cùng chuyên mục

Tin mới