GIẤY DÓ – VỚI NGHỀ IN TRUYỀN THỐNG

16

Xưa, ở miền Bắc Việt Nam có hai làng nghề làm giấy dó nổi tiếng là làng Bưởi (xã Nghĩa Đô – Hà Nội) và làng Đồng Cao ( Bắc Ninh). Nguyên liệu chính được làm từ cây dó đồng, có nhiều ở gò bãi ven sông, hay các triền núi xavan ở các tỉnh miền núi Bắc và Đông Bắc Bộ.

Xưa người dân làng giấy phải dùng thuyền ngược sông đến vùng cao mua nguyên liệu vỏ dó. Vỏ dó mang về đem ngâm vào nước lã, nước vôi loãng cho mềm, cho trắng rồi cạo kỹ hết lớp áo đen bên ngoài chỉ để lại phần sợi dó trắng ngà. Sợi dó đồng là nguyên liệu tốt nhất để sản xuất ra giấy dó tốt.

Người xưa, người ta giã sợi dó bằng cối giã đạp bằng chân hay chày tay đến khi nào sợi dó biến thành bột nhuyễn thì nhào trộn với keo loãng rồi đem seo, cán , láng thành tờ giấy dó trắng mịn mượt.

Vài chục năm trở lại đây người thợ làng giấy có khi dùng máy xay thay cho công đoạn giã làm cho sợi dó bị đứt vụn độ liên kết kém cho nên không có độ dai bền như xưa. Đó là cách làm tờ giấy lệnh hội, giấy bản thônng dụng trong dân gian. Còn làm giấy sắc lại có thêm những quy trình bí quyết riêng như: Bôi keo cho giấy thêm độ dai bền và chống ẩm, mối mọt, nhuộm giấy bằng bột hoa hoè giã nhỏ để lấy màu vàng biểu hiện của vương quyền, Nghì giấy cho mỏng, dai thêm, bóng nhẵn hơn, dùng màu, nhũ vàng bạc vẽ hoa văn trang trí phối sắc. 

Ở tỉnh Bắc Giang nghề làm giấy dó còn được duy trì bảo tồn ở bản Khe Nghè ( Lục Sơn, Lục Nam) nhưng theo phương pháp thủ công thô sơ của đồng bào dân tộc Cao Lan.

Về với chốn tổ Vĩnh Nghiêm, được trực tiếp in ra những trang sách cổ, hay trực tiếp làm ra những tờ giấy dó thủ công truyền thống là trải nghiệm thú vị, đáng nhớ. Quý khách muốn tham gia, trân trọng kính mời sang khu vực trưng bày và trải nghiệm in sách và làm giấy ở ngay khuôn viên chùa Vĩnh Nghiêm.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin cùng chuyên mục

Tin mới