MỘC BẢN CHÙA VĨNH NGHIÊM
Kho mộc bản có tổng số 3050 ván rời, thuộc 8 đầu sách (trong đó có vài chục mảnh là mộc bản sớ, điệp và lịch pháp xem ngày giờ tốt xấu trong năm), được chế tác nhiều đợt trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, số rất ít được khắc ở thế kỷ 17, 18 nhưng hiện tại mộc bản được khắc in trước thế kỷ 19 chỉ còn vài bán lẻ…
Người trực tiếp chế tác mộc bản là những người thợ thủ công thuộc các phường thợ chuyên làm nghề khắc mộc, bản ở tỉnh Hải Dương. Họ được các vị sư trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm mời đến đến làm công lâu dài trong chùa, trực tiếp thực hiện các các công đoạn chế tác mộc bản (chọn gỗ, xử lý gỗ, khắc chữ, khắc trang trí), in ra sách, đóng sách. Phía nhà chùa đứng ra hưng công quyển tiền và giữ vai trò tổ chức và giám sát công việc. Trên mộc bản còn lưu họ tên một số người thợ cả, trong đó, tiêu biểu là người thợ khắc Nguyễn Nhân Minh và Phó Nền là người trực tiếp san khắc mộc bản những năm 1932 đến 1935. Đây là bộ mộc bản gốc, duy nhất của Phật phái Trúc Lâm hiện còn lưu giữ được tại chùa Vĩnh Nghiêm để truyền bá tư tưởng cốt lõi của đạo Phật cho hàng trăm ngôi chùa với hàng triệu tăng ni, Phật tử xưa nay, đồng thời góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tạo dựng tinh thần vui sống hòa bình, lạc quan, tự tin vào chính bản thân mình ở mỗi con người.
Việc san khắc mộc bản rồi ấn hành ở chùa Vĩnh Nghiêm là một bước ngoặt quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình chấn hưng Phật phái Trúc Lâm cũng như đời sống Phật giáo Việt Nam thời kỳ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là ván in của 8 đầu sách, trong đó có cả nội điển và ngoại điển. Nội điển có kinh Adi đà, Kinh Hoa nghiêm; Luật: Sa di ni giới, Tỳ khưu ni giới; Truyện có Tây phương mỹ nhân truyện; Thơ, văn: Thiền tông bản hạnh. Ngoại điển là bộ Kính tín lục với nhiều nội dung khuyến thiện có giá trị đặc sắc để răn dạy con người năng làm việc thiện cho đời.
THIÊN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ
Ngay từ khi mới sáng lập (cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14) Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông đã cho biên tập, san khắc, in ấn hành một số kinh/sách/ trước tác quan trọng để phổ biến giáo lý, tư tưởng hành đạo của nhà Phật nói chung và các vị cao tăng Phật phái Trúc Lâm nói riêng. Tuy nhiên, do chính sách “hoại thư” của giặc Minh (đầu thế kỷ 15), các mộc bản san khắc thời kỳ này đã bị mai một.
Thế kỷ 17, với sự chấn hưng của Phật phái Trúc Lâm, việc ấn loát kinh sách trở thành vấn đề bức thiết trong nhà chùa thì Vĩnh Nghiêm lại được các sư tổ quan tâm thực hiện. Thế nhưng, những cuộc nội chiến tương tàn, cùng với khí hậu khắc nghiệt, nóng ẩm, mưa nhiều, lụt lội liên miên làm cho mộc bản san khắc thời kỳ này bị hủy hoại, thất tán. Cuối thế kỉ 19 – đầu thế kỉ 20, chùa Vĩnh Nghiêm lại được tái hiện thành một trung tâm ấn hành, xuất bản lớn của Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo Trúc Lâm nói riêng. Bộ mộc bản còn lưu giữ hiện nay cơ bản được san khác ở thời kỳ này.
Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu bằng chữ Hán và chữ Nôm, khắc nội dung một số bộ kinh, sách, luật giới nhà Phật và một số trước tác của danh nhân, thiền sư như: Phật hoàng Trần Nhân Tông, Pháp Loa Đồng Kiên Cương, Huyện Quang Lý Đạo Tái, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Chân Nguyên thiền sư (Tuệ Đăng), Bạch Liên tiểu sĩ…
Bình luận