Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư và một số thư tịch cố còn lại có ghi rất rõ Lương Nhữ Hộc, (1420- 1501) người xã Hồng Liễu này lại thôn Thanh Liễu, xã Tân Hưng, huyện Tứ Lộc (Hải Dương). Ông làm quan thời Hậu Lê, hai lần được cử làm sứ giả sang Trung Quốc, và đã có công truyền lại nghề khắc bản gỗ in cho dân làng Liễu Tràng, Hồng Lục (nay là Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) và được tôn vàng là “Ông tổ nghề khác vẫn in.
Tuy nhiên, việc tổ chức san khắc kinh sách và quá trình hình thành kho mộc bản ở Việt Nam đã có từ lâu đời. Tại chùa Vĩnh Nghiêm việc san khắc mộc bản để ấn tống kinh sách nhà Phật diễn ra trong thời gian rất lâu dài. Theo văn bia tháp Viễn Thông, chùa Thanh Mai (Chí Linh, Hải Dương), nơi yên nghỉ của Tố đệ nhị Pháp Loa, việc in Đại Tạng kinh ở Đại Việt được thực hiện từ sớm. Nam Hưng Long 19 (1311), sư phụng chiếu khác lại kinh Đại Tạng- Năm Đại Khánh thứ 5 (1318) tháng 12, sư kêu gọi tăng chúng và cả cư sỹ chích mẫu in 5.000 bộ kinh Đại Tạng Vua Trần Anh Tông từng tự chích máu mình viết Đại Tạng cỡ nhỏ 20 cuốn, ban cho sư. Từ sau đại thắng quân Minh năm 1427, đất nước Đại Việt thanh bình, giáo hội Trúc Lâm Yên Tử, mà trung tâm là chùa Vinh Nghiệm lại sang Trung Hoa thỉnh kinh đem về nước và tiếp tục cho khác,in tại chùa. Tuy nhiên, thời gian lâu, cùng với thiên tai dịch họa đã khiến nhiều chứng tích mộc bản thời đó không còn.
Dựa trên những tài liệu văn tự trên văn bia và các tài liệu thành văn có được, ta thấy trong quá trình hình thành kho mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm có công lao rất lớn của hai vị sư danh tiếng trụ trì tại chùa là nhà sư Tịnh Phương, pháp danh Tâm Viễn và Thiền gia pháp chủ Hòa Thượng Thích Thanh Hanh. Nhà sư Tịnh Phương pháp hiệu Tâm Viễn là người huyện La Sơn, phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, sinh năm 1819, viên tịch năm 1889, trụ trì tại Vĩnh Nghiêm từ năm Tự Đức thứ hai (1849), có công sửa sang tu bổ chùa, mở rộng đạo pháp, đào tạo tăng đồ, tổ chức san khắc A Di Đà Kinh, Tỳ khưu ni giới kinh, Sa di ni giới kinh,Quan thế âm kinh, Kinh tín lục, Tây Phương mĩ nhân truyện, Thiền gia pháp chủ Thích Thanh Hanh sinh năm 1840, quy tịch năm 1936. Nam 60 tuổi, ông được giao trụ trì chùa Vinh Nghiêm. Năm 1935, khi đã ngoài 90 tuổi, ông đứng ra thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và được vinh phong ngôi Thiền gia Pháp chủ (đứng đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam).
Từ năm 1932 – 1935, Hòa thượng Thanh Hanh tổ chức san khắc mộc bản và ấn hành rộng rãi nhiều kinh sách, trong đó có sách Thiền tông bản hạnh (1932) và Đại thừa chỉ quán (1935). Việc san khác mộc bản rối ăn hành ở chùa Vĩnh Nghiêm là một bước ngoặt quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình chấn hưng Thiền phái Trúc Lâm cũng như đời sống Phật giáo Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
QUY TRÌNH KHẮC IN MỘC BẢN
BƯỚC 1
Tuyển chọn văn bản: Là khâu đầu tiên cũng là khâu quan trọng nhất, quyết định bản in ra theo dạng thức nào,
BƯỚC 2
CHUẨN BỊ VÁN
– Lựa chọn vật liệu làm ván phải là có sức bền, hút mực tốt và nhả mực tốt (độ hút mực và độ nhả mực cân bằng nhau). Thông thường, những loại gỗ được lựa chọn gồm: Lê, Táo, Tử, Thị, lông mực. Đôi khi, người xưa còn sử dụng gỗ Hoàng Dương, Ngân Hạnh, Bạch Dương..
– Xẻ gỗ theo hướng dọc của cây thành các phiến dây tử 2-3cm
– Ngâm ván xẻ vào nước khoảng 6 tháng, đặt chồng các vật nặng lên trên để vận chìm hẳn xuống. Thay nước liên tục để nhựa trong gỗ tan hết, có vậy sau khi khô ván không bị nứt, tiện lợi cho việc khắc, dễ hút mực và nhả mực.
– Hong khô ván ở nơi thoáng gió, tránh ánh nắng trực tiếp
– Mài bằng hai mặt, cắt thành hình gần nhất với ván khắc in, sau đó dùng dầu thực vật bôi lên trên bề mặt
CHUẨN BỊ GIẤY
– Giấy in thường là giấy dó, nhưng đôi khi cũng sử dụng giấy được sản xuất từ Trung Quốc
CHUẨN BỊ MỰC:
– Mực in được mài ra thêm keo và rượu để thành dạng cao, sau đó bỏ trong ang để 3-4 năm. Để càng lâu thì chất mực càng tốt. Khi dùng thêm nước để làm hỗn hợp và dùng lưới để lọc. Cũng có thể trộn với hồ và nước cơm để tạo chất kết dính.
BƯỚC 3
– Viết nội dung đã được lựa chọn lên giấy
– Hiệu chỉnh lại chính xác nội dung đã viết
LÊN BẢN:
Chữ mẫu được viết rồi đặt ngược lên ván, Mặt ván phải được phết hồ thật kỹ (làng Liễu Tràng dùng hồ bằng Cơm). Giấy được dán lên theo từng hàng Chờ giấy khô dần thì sử dụng bằng dầu thực vật bôi lên để phân chữ viết (màu đen) được nổi rõ
KHẮC VĂN:
Dùng các công cụ như dao, nạc, tạc , dùi để bỏ đi phần trắng giữ lại phần viết trên ván. Khắc các nét thuận theo tay người thợ. Chữ phải khắc từng hàng một, sau khi khắc xong dùng nước để rửa sạch mùn còn lưu lại trên mặt ván.
BƯỚC 4
IN VÁN:
Ngâm ván vào nước để ván ngấm nước. Mực được bôi đều trên mặt ván bằng chổi thông, sau đó úp giấy lên trên, dùng chổi xoa đều.
ĐÓNG SÁCH:
Đem toàn bộ những tờ đã in ra gấp trang đôi, xếp theo thứ tự trang, vỗ cho đều và để cùng cữ, còn gọi là toát chi, ép bìa đã phết cậy rồi nẹp lại. Xén chuẩn theo cữ sách, lấy những dải giấy xén thừa xoắn lại thành chỉ, đóng sách. Tháo nẹp, ép sách và gắn sơn ta vào gáy sách cùng phần chỉ cho chết đấy. Phết sơn lên 3 biên của sách còn lại, để sống trang sách không rách mỗi khi lật, bấu. Viết tên sách, thứ tự số quyển để hoàn thiện sách.
Bình luận