YÊN TỬ SƠN TRẦN TRIỀU – THIỀN TÔNG BẢN HẠNH

3 2

Thiền tông bản hạnh ( (Bản kể hạnh về phái Thiên Tông). Bản khắc chữ Nôm, có 14 ván in với 42 mặt/(tờ đôi) sách. Tên đầy đủ là Yên Tử sơn Trúc Lâm Trần triều Thiền tông bản hạnh. Thiền tông bản hạnh là sách Nôm được sưu tầm và biên soạn vào thời Lê gồm 08 tác phẩm trong là: Cư trần lạc đạo phú, đắc thú lâm tuyền thành đạo ca của Phật hoàng Trần Nhân Tông, Hoa Yên tự phú của Thiền sư Huyền Quang Lý Đạo Tái; Giáo tử phú của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi; Thiền tông bản hạnh (Chân Nguyên Thiền sư) Du Yên Tử sơn nhật trình, Thiếu thất phú, Thiền tịch phú của Bạch Liên tiểu sĩ.

Nội dung các tác phẩm đều liên quan đến thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Trong đó: Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca của Trần Nhân Tông, Hoa Yên tự phú của Thiền sư Huyền Quang, Giáo tử phú của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi là những tác phẩm văn học Nôm xuất sắc thời Trần; Thiền tông bản hạnh của thiền sư Chân Nguyên là một bài hạnh viết theo thể thơ lục bát kể về sự tích của Thiền phái Trúc Lâm núi Yên Tử và 3 tác phẩm Du Yên Tử sơn nhật trình, Thiếu thất phú, Thiên tịch phú của nhà sư Bạch Liên cũng là những tác phẩm văn học Nôm tiêu biểu thời Lê Trung Hưng. Mộc bản bộ sách này là những tư liệu rất quý, có giá trị đặc biệt còn lưu lại những chứng tích có giá trị về chữ Nôm, văn Nôm thời Trần và thời Lê.

Hiện nay, mẫu chữ Nôm từ sách Thiền tông bản hạnh của mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm được Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm (The Vietnamese Nôm Preservation Foundation, USA) lấy làm mẫu cho font chữ Nôm trên mã Unicode (kí hiệu NomNaTongLight.ttf) và được cài đặt vào máy tính trên toàn thế giới.

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin cùng chuyên mục

Tin mới