CHÙA VĨNH NGHIÊM ĐẠI DANH LAM CỔ TỰ NƠI LƯU GIỮ DI SẢN MỘC BẢN

z3235406507688 e7d8d21bcac8d9a4ff215e1205e544bc

Chùa Vĩnh Nghiêm (còn có tên gọi là chùa Chúc Thánh, chùa La, chùa Ông La, chùa Đức La), thuộc xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, cách Trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 20km về phía Đông Nam.

Theo thư tịch cổ và tài liệu văn bia còn lưu giữ tại di tích cho biết, chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng từ thời Lý (thế kỷ XI), với tên gọi là chùa Chúc Thánh. Sang thời Trần thế kỷ XIII, Trần Nhân Tông cho mở mang xây dựng nơi đây thành trung tâm Phật giáo lớn và đổi tên gọi là chùa Vĩnh Nghiêm.

  Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, chùa Vĩnh Nghiêm giữ vai trò là trung tâm, Một chốn tổ quan trọng trong hệ thống chùa tháp của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Nơi mở trường thuyết pháp, đào tạo tăng đổ, lập sổ bộ tăng tịch định các chức Danh cho tăng, ni trong cả nước. Đây cũng là thư viện lớn nhất lưu trữ tài liệu, kinh sách, hồ sơ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; nơi khởi thủy truyền bá tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đạo phật Việt Nam do đích thân Phật Hoàng Trần Nhân Tông truyền giảng.

  Trải qua nhiều lần tụ sửa lớn nhỏ, chùa Vĩnh Nghiệm hiện bảo lưu nhiều nét Kiến trúc mang phong cách nghệ thuật thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII-XVIII) và Thời Nguyễn (thế kỷ XIX-XX). Các công trình kiến trúc của chùa được sắp xếp theo một trục dọc từ hướng Nam đến Hướng Bắc gồm các tổ hợp kiến trúc chính: Nam quan, Tam bảo, Nhà tổ đệ nhất, gác chuông, Nhà tổ đệ nhị cùng Tăng phòng, hai dãy hành lang và khu vườn tháp.

  Ngoài nét kiến trúc độc đáo, chùa Vĩnh Nghiêm hiện còn lưu giữ khá nhiều Di vật, cổ vật như: Hệ thống tượng thờ, hoành phi, câu đối, bia đá… đặc biệt, chùa Vĩnh Nghiêm hiện nay lưu giữ được 3.050 mộc bản, chia làm 9 đầu kinh, Sách chính. Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là những di vật cổ vật mang tính nguyên gốc, tính độc bản có giá trị trên nhiều lĩnh vực lịch sử, chính trị, văn hóa xã hội đặc biệt là tư tưởng của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử.

Hằng năm, lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được tổ chức vào ngày 14 tháng 02 âm Lịch. Đây là lễ hội lớn, bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân Tộc Việt Nam; Ngoài phần lễ trong nghiêm, trong phần hội với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian thu hút đông đảo du khách thập phương về tham quan, vàng cảnh chùa cầu mong quốc thái, dân an.

  Với những giá trị tiêu biểu, độc đáo trên, năm 1964, chùa Vĩnh Nghiêm được nhà nước xếp hạng là Di tích quốc gia; năm 2012, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được công nhận là Di sản Tư liệu thế giới thuộc chương trình Ký ức thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; năm 2013, lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, năm 2015, chùa Vĩnh Nghiêm được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin cùng chuyên mục

Tin mới